Chọn ngành phù hợp năng lực và đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của địa phương đã được học sinh đặt ra

Trước thực tế nhiều HS băn khoăn về cơ hội việc làm sau khi ra trường khối ngành sư phạm, ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam, khẳng định: “Sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và đạt loại giỏi trong đợt tuyển dụng công chức thì Sở sẽ nhận vào làm việc”. Ông Quốc nêu ví dụ sinh động: “Có một HS Trường THPT Tiểu La từng đoạt giải ba kỳ thi HS giỏi quốc gia môn văn và tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm TP.HCM loại giỏi. Dù bạn này chưa qua đợt tuyển dụng viên chức nhưng chính tôi sẽ cầm hồ sơ trình đề cử nhận sinh viên này làm việc cho địa phương trong đợt tuyển dụng sắp đến”.
 
Trong chương trình Tư vấn mùa thi năm 2016 do Báo Thanh Niên tổ chức tại Quảng Nam, rất nhiều câu hỏi về phù hợp năng lực và đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của địa phương đã được học sinh đặt ra.
 
Trong chương trình Tư vấn mùa thi năm 2016 do Báo Thanh Niên phối hợp Bộ GD-ĐT tổ chức tại Trung tâm văn hóa H.Thăng Bình (Quảng Nam) hôm qua (19.3), rất nhiều câu hỏi về chọn ngành phù hợp năng lực và đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của địa phương đã được học sinh đặt ra.
Chương trình được truyền hình trực tiếp trên Đài phát thanh – truyền hình Quảng Nam. Học sinh (HS) các trường THPT Thái Phiên, Tiểu La, Nguyễn Thái Bình, Lý Tự Trọng và Hùng Vương H.Thăng Bình tham dự buổi tư vấn.
Ngay khi bắt đầu chương trình, hàng loạt câu hỏi về lựa chọn ngành nghề đã được HS nêu ra. Tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, chia sẻ: “Điều quan trọng là thí sinh phải xác định tầm quan trọng của nghề nghiệp, lượng được sức mình và dành ít nhất 30 phút để trắc nghiệm nghề nghiệp để biết mình phù hợp ngành nghề nào. Sau khi chọn được nghề phù hợp, thí sinh mới chọn đến ngành học và trường thi”.
Đào Văn Sơn, HS Trường THPT Tiểu La, đặt câu hỏi: “Để được làm việc tại địa phương thì em nên học ngành nào cho phù hợp?”. Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Thoa, Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Trường ĐH Quảng Nam, thông tin có rất nhiều ngành sau khi học có thể làm việc tại địa phương, như các ngành liên quan đến văn hóa du lịch. Thí sinh cũng có thể theo học sư phạm để dạy tại trường phổ thông trên địa bàn.
GS-TS Lê Văn Thuyết, Trưởng ban Đào tạo ĐH Huế, giới thiệu 2 ngành của Trường ĐH Nông Lâm phù hợp với nhu cầu của địa phương là chăn nuôi và thú y, xét tuyển 2 khối A và B.
Còn tiến sĩ Giang Thị Kim Liên, Phó trưởng ban Đào tạo ĐH Đà Nẵng, tư vấn thí sinh đăng ký học về kỹ thuật, kinh tế, sư phạm, ngoại ngữ hoặc sức khỏe. Tiến sĩ Liên nhấn mạnh, Quảng Nam và Quảng Ngãi hiện đang phát triển các khu kinh tế mở và kinh tế trọng điểm như Chu Lai, Dung Quất. Đây còn là địa bàn phát triển mạnh về du lịch và có nhiều người nước ngoài thích sinh sống và làm việc. Do vậy, các em có thể đăng ký theo học các ngành như: cơ khí, hóa dầu, ngoại thương, quản trị du lịch khách sạn, du lịch…

♠ Website Mạng Việc Làm sẽ giúp bạn có được những thông tin giúp bạn Tìm Việc Làm thậm chí là Tìm Việc Nhanh để trang trải cho cuộc sống!

 Chọn ngành phù hợp năng lực và đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của địa phương đã được học sinh đặt ra

Học sinh H.Thăng Bình hào hứng tham gia chương trình

Người giỏi không lo thất nghiệp
Trước thực tế nhiều HS băn khoăn về cơ hội việc làm sau khi ra trường khối ngành sư phạm, ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam, khẳng định: “Sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và đạt loại giỏi trong đợt tuyển dụng công chức thì Sở sẽ nhận vào làm việc”. Ông Quốc nêu ví dụ sinh động: “Có một HS Trường THPT Tiểu La từng đoạt giải ba kỳ thi HS giỏi quốc gia môn văn và tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm TP.HCM loại giỏi. Dù bạn này chưa qua đợt tuyển dụng viên chức nhưng chính tôi sẽ cầm hồ sơ trình đề cử nhận sinh viên này làm việc cho địa phương trong đợt tuyển dụng sắp đến”.
HS Hồ Thị Phúc (Trường THPT Thái Phiên), sau khi chờ rất lâu mới tới lượt đặt câu hỏi, nêu vấn đề: “Học ngành công nghệ thông tin thì xã hội có nhu cầu tuyển dụng không?”. Tiến sĩ Nguyễn Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng hầu hết các cơ quan tổ chức đều phải sử dụng nhân lực công nghệ thông tin. Do vậy nhu cầu nhân lực của xã hội với ngành này rất cao, tuy nhiên sức cạnh tranh về cơ hội việc làm cũng không thấp vì ngành đòi hỏi người làm việc phải cập nhật kiến thức liên tục.
Một HS Trường THPT Hùng Vương thắc mắc nếu thi khối A nhưng muốn theo học logistic có được không? Tiến sĩ Trần Thanh Long, Trường ĐH Kinh tế – Luật, giải đáp: Thí sinh thi khối A có thể theo học ngành đào tạo logistic tại Trường ĐH Quốc tế hoặc Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM. Tuy nhiên logistic là một lĩnh vực ngành nghề nên để làm việc liên quan đến logistic thí sinh có thể học từ nhiều ngành khác nhau.
Trả lời câu hỏi về cơ hội việc làm khối ngành kinh tế, tiến sĩ Mai Bá Ấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính – Kế toán, cho biết trong nền kinh tế hội nhập hiện nay sinh viên các ngành kinh tế sẽ dễ dàng tìm được việc đúng ngành nghề trong các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, trong nước và nước ngoài.
Trong khi đó, một HS Trường THPT Tiểu La hỏi: “Sau khi thi tốt nghiệp THPT, thí sinh dự thi năng khiếu ở đâu và vào thời điểm nào?”. Thạc sĩ Trần Minh Tuấn, đại diện Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, thông tin trường có tới 5 trong số 9 ngành sẽ xét tuyển dựa vào kết quả thi môn năng khiếu trong kỳ thi riêng do trường tự tổ chức. Thời gian tổ chức kỳ thi vào các ngày 9, 10 và 11.7; thí sinh có tới 3 tháng (từ 5.3 – 5.6) để nộp hồ sơ đăng ký dự thi môn năng khiếu qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trường.
Báo Thanh Niên trân trọng cảm ơn các đơn vị đã hỗ trợ thực hiện chương trình: Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam, Tỉnh đoàn Quảng Nam, UBND H.Thăng Bình, Bưu chính viễn thông Quảng Nam và Đài phát thanh – truyền hình Quảng Nam. Chương trình học bổng Nguyễn Thái Bình của Báo Thanh Niên đã trao 15 suất học bổng (mỗi suất 1 triệu đồng) cho học sinh các trường THPT H.Thăng Bình. Các suất học bổng này do Trường ĐH Lạc Hồng, ĐH Lâm nghiệp (cơ sở 2) và CĐ Kinh tế kỹ thuật Quảng Nam tài trợ.
Phần khó – dễ trong đề thi phân chia như thế nào ?
Một HS Trường THPT Lý Tự Trọng băn khoăn: “Em đọc trên mạng thì biết đề thi năm nay có sự phân hóa đề dễ và khó, vậy các câu hỏi khó và dễ nằm riêng biệt hay trộn lẫn vào nhau?”. Tiến sĩ Giang Thị Kim Liên giải đáp đề thi sẽ có khoảng 60% câu hỏi ở mức độ bình thường, phần còn lại sẽ mang tính phân loại, đòi hỏi sự vận dụng thực tế và suy luận ở mức độ cao. Với đề thi các môn tự luận, khi đọc đề thí sinh có thể dễ dàng nhận biết mức độ khó và dễ. Tuy nhiên với đề thi trắc nghiệm, một đề thi nhưng câu hỏi trộn lẫn để tạo thành nhiều mã đề khác nhau nên câu hỏi khó và dễ không được sắp xếp riêng. Do vậy, thí sinh cứ làm bài thi từ đầu đến cuối, làm trước các câu hỏi dễ và câu khó làm sau.
Liên quan đến môn tiếng Anh, một HS Trường THPT Tiểu La hỏi: “Em sợ bị điểm liệt môn tiếng Anh nên có thể khoanh tròn đồng loạt một đáp án trong đề thi môn này không?”. Tiến sĩ Kim Liên khuyên: “Quy chế thi không cấm điều này, tuy nhiên trong trường hợp không thể có phương án nào tốt hơn thì thí sinh có thể thực hiện cách này”.

♠ Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:

Cùng Danh Mục

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>