Chính phủ Trung Quốc đang rất quyết tâm để kiềm chế lạm phát
Mark Williams và Qinwei Wang của Capital Economics nhận xét các biện pháp kiểm soát như vậy được coi là tín hiệu ở mức cao nhất cho thấy sự kiên quyết của chính phủ trong việc đấu tranh chống lại lạm phát. Điều đó giúp đập tan hy vọng tăng giá của một số người. Nhưng trên thực tế, sự kiểm soát này “cũng không đáng khen ngợi lắm”. Vì nếu người bán không thể đạt được mức giá họ mong muốn, thì họ có thể sẽ giảm nguồn cung, hoặc làm giảm chất lượng hàng hóa.
Để kiềm chế tăng giá, chính phủ Trung Quốc đã phải chuyển sang các biện pháp không truyền thống.
Chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ kêu gọi tăng cường nguồn cung và trừng trị thẳng tay những kẻ đầu cơ tích trữ, thậm chí đe dọa sẽ “ can thiệp” vào giá của các mặt hàng thiết yếu như ngũ cốc, dầu ăn, đường và bông.
Lạm phát vẫn chưa phải là mối đe dọa đối với Trung Quốc, nhưng chỉ số giá tiêu dùng của nước này đã tăng 4,4% hồi tháng 10 – cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Giá lương thực thực phẩm, chiếm hơn một phần ba chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là nguyên nhân lớn nhất: rau xanh đã tăng gần một phần ba so với cùng kỳ năm ngoái. Các mặt hàng nhập khẩu như bông, đậu nành, đồng và dầu thô cũng tăng giá rất mạnh trong hai tháng qua. Khi giá cả tăng lên, niềm tin của người tiêu dùng và thị trường chứng khoán nước này cũng sụt giảm. Các cổ phiếu ở Thượng Hải cũng đã mất giá một phần mười kể từ khi số liệu về lạm phát được công bố.
- Mạng Việc Làm là một trong những trang web Tìm Việc Làm chất lượng và uy tín nhất hiện nay. Tại đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin tuyển dụng trung thực nhất, sẽ giúp bạn Tìm Việc Nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao.
Một khách hàng đang tính giá rau trong siêu thị Bắc Kinh. Ảnh: China Daily |
Giá thực phẩm tăng có thể giải thích cho sự lạm phát ở Trung Quốc, nhưng điều gì đứng đằng sau sự tăng giá ấy? Đó chính là lũ lụt, nặng nề nhất là trận đại hồng thủy tại Hải Nam tháng trước đã phá hủy hoàn toàn mùa màng nơi đây. Trung Quốc đang có khoảng 81 triệu người bị ảnh hưởng bởi thiên tai và cần lương thực cho mùa đông – xuân sắp tới – con số này cao hơn 25% so với mức trung bình trong vòng 20 năm qua tại nước này. Trên thế giới cũng có nhiều nơi chịu chung số phận như Hải Nam và vào tuần này, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc thông báo rằng chi phí nhập khẩu lương thực trên toàn thế giới có thể vượt quá con số 1 nghìn tỷ USD trong năm nay, chỉ kém 5 tỷ USD so với kỷ lục hồi năm 2008.
Tình hình kinh tế vĩ mô cũng góp phần gây ra lạm phát ở Trung Quốc. Các ngân hàng nước này dường như sắp phá vỡ hạn mức cho vay là 7,5 nghìn tỷ NDT (tương đương với 1,1 nghìn tỷ USD) trong năm 2010. Chỉ tính riêng đến tháng 10, các ngân hàng này đã cho vay tới 6,9 nghìn tỷ USD, và chính lượng tiền khổng lồ này đã góp phần làm tăng CPI của Trung Quốc lên 4,4%.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã phải nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần thứ 4 trong năm nay và vào tháng 10, nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lần đầu tiên kể từ năm 2007. Nhưng cả hai động thái trên đều không có tác dụng mấy trong việc ngăn chặn các ngân hàng cho vay trong thời điểm kinh tế Trung Quốc đang phát triển với tốc độ 15%/năm.
Chính phủ Trung Quốc được kỳ vọng sẽ giảm mức giới hạn cho vay vào năm 2011 thấp hơn mức 7,5 nghìn tỷ NDT của năm 2010. Wang Jun – một nhà nghiên cứu tại Trung tâm trao đổi kinh tế quốc tế Trung Quốc dự đoán mức hạn chế mới sẽ nằm trong khoảng 7-7,5 nghìn tỷ NDT, một mức giảm nhẹ đủ để giữ lạm phát trong tầm kiểm soát. Ông cũng bác bỏ khả năng sẽ có một sự giảm mạnh về mức cho vay cũng như sự thay đổi chính sách nhằm thắt chặt nền kinh tế, vì một nền kinh tế thực sự vẫn cần phải có một mức tín dụng nhất định để tăng trưởng và đảm bảo việc làm
- Mang Viec Lam sẽ được kết nối với nhau, tạo nên một tổng thể Tìm Việc hiệu quả, giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm.
Và do vậy, chính phủ đang phải áp dụng các biện pháp ít truyền thống hơn. Họ thúc giục chính quyền địa phương nâng mức hỗ trợ thất nghiệp, lương hưu và lương tối thiểu cho phù hợp với mức lạm phát; tăng cường trợ giá một số mặt hàng và trợ cấp thêm cho sinh viên nghèo. Họ cũng hứa hẹn sẽ tăng cường vận chuyển bông từ các vùng phía tây Tân Cương – vốn là vùng trồng bông lớn nhất Trung Quốc. Tổng lượng bông vận chuyển có thể đạt tới 13.500 tấn/ngày và có khoảng 300 xe bông sẽ sẵn sàng được chuyển ra từ Tân Cương. Bên cạnh đó, giá gas, điện và chi phí đi tàu cho những người làm phân bón cũng được giảm xuống. 200 nghìn tấn đường sẽ được chính phủ bán ra vào ngày 22/11. Và kể từ ngày 1/12 tới đây, các trạm thu phí trên đường cao tốc cũng không sẽ được phép thu phí của các xe chở nông phẩm nữa.
Nếu việc tăng nguồn cung này không đủ để kiềm chế giá cả, chính phủ có lẽ sẽ phải lặp lại những biện pháp mà họ từng áp dụng năm 2008, khi giá lương thực tăng đến đỉnh điểm là 23% sau đợt bùng phát dịch bệnh trên lợn. Khi ấy, chính phủ đã yêu cầu những người bán thịt lợn, gạo, mì, dầu ăn và một số nhu yếu phẩm khác phải xin phép trước khi tăng giá.
Mark Williams và Qinwei Wang của Capital Economics nhận xét các biện pháp kiểm soát như vậy được coi là tín hiệu ở mức cao nhất cho thấy sự kiên quyết của chính phủ trong việc đấu tranh chống lại lạm phát. Điều đó giúp đập tan hy vọng tăng giá của một số người. Nhưng trên thực tế, sự kiểm soát này “cũng không đáng khen ngợi lắm”. Vì nếu người bán không thể đạt được mức giá họ mong muốn, thì họ có thể sẽ giảm nguồn cung, hoặc làm giảm chất lượng hàng hóa.
Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Leave a Reply