Những câu nói thường được dùng khi phỏng vấn tại công ty Nhật Bản

Công việc gần đây nhất bạn đang làm là công việc như thế nào?

cac cau hoi phong van tieng anh thong dung va cau tra loi 1 Những câu nói thường được dùng khi phỏng vấn tại công ty Nhật Bản

Nếu bạn sắp có buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng Nhật Bản trong thời gian sắp tới thì đừng quen tham khảo những câu nói thường dùng khi phỏng vấn tại công ty Nhật Bản dưới đây:

1. Khi được gọi vào phòng phỏng vấn, bạn phải gõ cửa trước và chỉ nên gõ hai cái. Sau khi được mời vào, bạn đóng cửa nhẹ nhàng và chào như sau:
今日は![Tên của bạn]と申します.どうぞよろしくお願いします.

Bạn đang muốn tìm kiếm thông tin mới nhất trong ngày về kinh tế thị trường, nắm bắt các công nghệ mới nhất, những tin tức mới nhất về thị trường bất động sản trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không click vào để tìm lấy cơ hội làm giàu tìm hiểu ý tưởng kinh doanh mới nhất và khám phá cuộc sống điều mình muốn!

 

(Konnichiwa! [Tên bạn] to moushimasu. Douzo yoroshiku onegai shimasu.)
Chào anh chị! Tôi là …. Rất mong được mọi người giúp đỡ.
 
2. Trường hợp bạn muốn chào lịch sự hơn thì có thể dùng là 願いいたします“onegai itashimasu”.
 
申します (Moushimasu) là dạng khiêm nhường của 言います (Iimasu).
 
Nếu bạn ngồi đợi ở trong phòng thì nên đứng lên cúi chào khi người phỏng vấn bước vào.

3. Khi ra về bạn nên nói: 失礼します (shitsurei shimasu): Tôi xin phép (ra về) (kanji: THẤT LỄ)

Hoặc muốn lịch sự hơn thì dùng 失礼いたします. (Shitsurei itashimasu.)
 
4. Sử dụng kính ngữ 
Trong buổi phỏng vấn, người phỏng vấn có thể dùng lối nói lịch sự
今までどんなお仕事をなさいましたか?
Ima made donna oshigoto wo nasaimashita ka?
Công việc gần đây nhất bạn đang làm là công việc như thế nào?
 
Ở đây なさいました là lịch sự củaしましたmà thôi.
Câu hỏi này có thể được dùng trong thể bị động là: 
どうして弊社を選ばれますか? Doushite heisha wo erabaremasu ka?
Lý do gì khiến bạn lựa chọn công ty chúng tôi?
 
 “erabareru” là dạng lịch sự (và trùng với dạng bị động) của “erabu” (lựa chọn).

5. Bạn nên tham khảo thêm những từ phổ biến sau:

弊社 heisha (Tệ xã): “Công ty chúng tôi”, (Nhà tuyển dụng nói)
御社 onsha: “Quý công ty” (bạn nên dùng từ này để gọi công ty tuyển dụng)
hay 貴社 kisha (Quý xã): “Quý công ty”

Các từ ngữ liên quan đến tuyển dụng mà bạn cần nắm rõ:
– 応募 oubo nghĩa là: Ứng tuyển
– 採用 saiyou nghĩa là: Tuyển dụng, thuê mướn
– 雇用 koyou nghĩa là: Thuê nhân viên
– 転職 tenshoku nghĩa là: Chuyển việc
– 募集 boshuu nghĩa là: Tuyển dụng
– 履歴書 rirekisho nghĩa là: Sơ yếu lý lịch
– 面接 mensetsu nghĩa là: Phỏng vấn
– 希望 kibou nghĩa là: Nguyện vọng
– 給料 kyuuryou nghĩa là: Lương
          …
6. Trong trường hợp bạn chưa hiểu rõ câu hỏi của nhà tuyển dụng thì bạn có thể hỏi lại. Dưới đây là mẫu câu:
– …とは何ですか
– … towa nan desu ka.
– … nghĩa là gì ạ?
– Ví dụ 「雇用」とは何ですか.

Hoặc bạn có thể dùng: 聞き取れませんでしたので,もう一度おっしゃっていただけますか
Kikitoremasen deshita no de, mou ichido osshatte itadakemasu ka?
Tôi nghe chưa được rõ, anh chị có thể nhắc lại giúp tôi được không ạ?
おっしゃる (ossharu) là dạng tôn kính của 言う (iu). Hoặc có thể nói đơn giản hơn là もう一度お話していただけますか (Mou ichido ohanashi shite itadakemasu ka).
 
7. Những lưu ý nhỏ khác 
– 時間(じかん)を守(まも)る
Khi đi phỏng vấn phải đến trước 10 phút để ổn định tâm lý, trang phục và kiểm tra lại hồ sơ.
Nếu bạn gặp phải vấn đề cấp bách không thể tham gia phỏng vấn thì phải gọi điện báo và hẹn vào thời gian khác

– 印象(いんしょう)
Tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng bằng trang phục, cử chỉ, ngôn ngữ lịch sự, chuẩn mực. 

Nguyên tắc cần nhớ trong buổi phỏng vấn tại công ty Nhật Bản

Phong cách Cuộc Sống
Chính Sách – Quản Lý
Tin Tức Giáo dục
Tin Tức Doanh nghiệp
Chính sách Kinh Tế
 

BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>