Những cách chăm sóc gà chọi trước khi đá theo đúng chuẩn khoa học

Ngoài việc ăn thức ăn chính là lúa, bạn cũng cần bổ sung thêm dưỡng chất cho gà chọi bằng những loại thức ăn bổ dưỡng hơn. Theo chế độ khoa học thì cứ chu kỳ khoảng 2 – 3 ngày, bạn cho gà chọi ăn thêm lòng đỏ trứng gà, thịt bò hay cá sống không để máu tươi… và các loại rau như cà chua, các loại đậu (đậu xanh, đậu nành)… Với các loại thức ăn dinh dưỡng này, bạn có thể cho gà ăn bất cứ lúc nào nhưng tránh việc ăn no khi gần đến bữa chính nhé, vì như thế thì gà sẽ không có hứng thú ăn lúa nữa.

Để chú chiến kê của bạn luôn sung sức, dẻo dai và sẵn sàng trong mỗi trận đấu thì bạn cần biết cách chăm sóc gà chọi trước khi đá một cách khoa học nhất. Sau đây, hãy cùng  hỏi kinh nghiệm của những người chơi gà chọi chuyên nghiệp trong việc chăm sóc loại vật nuôi kinh tế này nhé.

cach cham soc ga choi truoc khi da theo dung chuan khoa hoc Những cách chăm sóc gà chọi trước khi đá theo đúng chuẩn khoa học

Cách chăm sóc gà chọi trước khi đá theo đúng chuẩn khoa học
  • Chúng tối luông cập nhật những thông tin mới nhất về giới Showbizthị trường BĐS ,  công nghệ mới nhất,trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không click vào để mang về những kiến thức quý báu về cách dạy con thông minh hơn!

     

    1

    Nuôi thúc gà chọi trước khi đá theo lịch trình khoa học

    Sau quá trình nuôi dưỡng dài từ lúc nhỏ cho đến lúc đạt độ trưởng thành, khi đến tuổi ‘tham chiến’ thì bạn cần nuôi thúc gà chọi trong khoảng 10 ngày trước khi cho nó tham gia bất cứ trận đấu nào. Quá trình nuôi thúc có tác dụng giúp cho gà chuẩn bị sẵn sàng cả về tinh thần và thể lực để đạt đến phong độ cao nhất của nó. Lịch trình nuôi thúc một ngày như sau:

     
     

    – Tầm 3 – 4h sáng (cần phải chọn cố định một giờ), bạn dậy cho gà uống nước với định lượng nhất định, thật điều độ chứ không để gà uống tự do. Việc làm này không những giúp tăng cường sức bền mà còn tránh được tình trạng gà bị hốc nước trong khi đá.

    cach cham soc ga choi truoc khi da theo dung chuan khoa hoc 1 Những cách chăm sóc gà chọi trước khi đá theo đúng chuẩn khoa học

    Nuôi thúc gà chọi trước khi đá là vô cùng quan trọng

    – Đến 5h sáng, bạn dậy cho gà tắm sương sớm bằng chiếc khăn bông thấm ướt sương trời đã chuẩn bị trước bằng cách phơi qua đêm. Trước khi tắm, bạn vắt khăn lấy vài giọt sương và cho gà uống, sau đó dùng chính chiếc khăn đó lau lên khắp cơ thể gà. Tuyệt đối không được thả gà tự do để quần sương sớm vì như thế sẽ khiến gà dễ mất sức. Mặt khác, bạn cũng đừng quên dùng một ít rượu trắng vẩy lên khắp cơ thể gà để máu lưu thông thông suốt hơn.

    cach cham soc ga choi truoc khi da theo dung chuan khoa hoc 2 Những cách chăm sóc gà chọi trước khi đá theo đúng chuẩn khoa học

    Nuôi thúc giúp gà chọi sung sức hơn khi đá

    – Đến buổi chiều, khoảng 5h, ngay khi mặt trời chuẩn bị lặn xuống, khi nắng đã dịu nhẹ hơn thì bạn thả gà để nó phơi một lúc. Đồng thời đừng quên vẩy thêm một ít rượu trắng nữa nhé.

    – Riêng về chế độ ăn trong cách chăm sóc gà chọi trước khi đá, bạn nhất định phải cho gà ăn đúng bữa vào một giờ nhất định (có thể dao động chút ít), thường là cho ăn hai bữa trong ngày, bữa sáng trong khoảng 8 – 9h và bữa chiều trong khoảng 6 – 7h.

  • 2

    Chế độ dinh dưỡng trong cách chăm sóc gà chọi trước khi đá

    Để gà luôn khỏe mạnh với lực đá và sức bền tốt nhất thì chế độ dinh dưỡng trước khi đá đóng vai trò vô cùng quan trọng. Có hai loại thức ăn cần sử dụng đến là thức ăn thường và thức ăn bổ dưỡng. Vậy, phải kết hợp chúng như thế nào?

    Cho gà ăn với thức ăn thường

    Thức ăn thường trong chế độ dinh dưỡng cho gà chọi chính là lúa. Tuy nhiên, bạn không thể cho gà ăn lúa trực tiếp như các loại gà thông thường nuôi để lấy thịt khác. Lúa này cần phải đãi sạch trấu rồi ngâm nước đến khi mọc mầm, hoặc là lúa đã nấu chín, sau đó mang ra phơi nắng cho khô. Thậm chí nhiều người còn cầu kỳ hơn khi nấu lúa chín, sau đó rắn men, phơi sương qua đêm, phơi khô rồi mới cho gà ăn. Bởi khi làm như thế, gà thường sẽ chắc thịt và đó chính là cách nuôi gà chọi sung sức hơn nhiều.

    cach cham soc ga choi truoc khi da theo dung chuan khoa hoc 3 Những cách chăm sóc gà chọi trước khi đá theo đúng chuẩn khoa học

    Lúa là thức ăn chính cho gà chọi

    Một số lưu ý không thể bỏ qua:

    – Không cho gà ăn dầm ăn dề trong mỗi bữa ăn, nếu như gà thôi không ăn nữa thì ngay lập tức phải cất lúa đi, đợi đến bữa sau mới cho ăn tiếp.

    – Luôn để nước mưa cho gà chọi uống và phải đảm bảo là nước sạch, không có cát bụi hay lẫn bất cứ tạp chất nào đó.

    Cách chăm sóc cho gà chọi trước khi đá với thức ăn bổ dưỡng

    Ngoài việc ăn thức ăn chính là lúa, bạn cũng cần bổ sung thêm dưỡng chất cho gà chọi bằng những loại thức ăn bổ dưỡng hơn. Theo chế độ khoa học thì cứ chu kỳ khoảng 2 – 3 ngày, bạn cho gà chọi ăn thêm lòng đỏ trứng gà, thịt bò hay cá sống không để máu tươi… và các loại rau như cà chua, các loại đậu (đậu xanh, đậu nành)… Với các loại thức ăn dinh dưỡng này, bạn có thể cho gà ăn bất cứ lúc nào nhưng tránh việc ăn no khi gần đến bữa chính nhé, vì như thế thì gà sẽ không có hứng thú ăn lúa nữa.

    cach cham soc ga choi truoc khi da theo dung chuan khoa hoc 4 Những cách chăm sóc gà chọi trước khi đá theo đúng chuẩn khoa học

    Bạn cần bổ sung thêm cho gà chọi những thức ăn dinh dưỡng như thịt bò chẳng hạn

    Trong quá trình chăm sóc gà chọi trước khi đá, để biết được gà có đang khỏe mạnh hay không, bạn phải luôn theo dõi tình trạng phân gà. Nếu phân khô và tròn cục thì nghĩa là gà đang rất sung sức. Còn nếu phân gà lỏng hoặc sệt thì có nghĩa là hệ tiêu hóa của nó đang gặp vấn đề, khi đó, bạn cần tìm hiểu và điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho phù hợp nhé.

    Chính Sách – Quản Lý
    Thông Tin Khởi Nghiệp
    Tin Tức Doanh nghiệp
    Hồ sơ Doanh Nghiệp
    Pháp luật Đời Sống
     

    BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN

    BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN

Cùng Danh Mục

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>