Tham quan ngôi nhà đầu tiên được xây bằng nước của KTS Matyas Gutai

Năm 2013, khi đang học kiến trúc tại Đại học Tokyo, Gutai nảy ra ý tưởng xây nhà bằng nước trong một lần đi tắm nước nóng ngoài trời. Lúc đó, mặc dù tuyết đang rơi, nhưng Gutai không cảm thấy lạnh. Đó là lúc KTS này nhận ra tầm quan trọng của nhiệt độ bề mặt nước và tiềm năng sử dụng nó trong xây dựng. Trong quá trình xây xựng, có rất nhiều vấn đề về cấu trúc đặt ra, như nếu nhiệt độ ngoài trời quá lạnh, nước trong khe tường sẽ đóng băng, hoặc chuyện gì xảy ra nếu một tấm panô bị vỡ. Hiện nay, Gutai đang cộng tác với các trường đại học và nhà sản xuất để đảm bảo tính khả thi trong xây dựng công trình. Ngôi nhà xây mẫu của anh hiện chỉ rộng 8 m2.

MatyasGutai290515 1 600x382 Tham quan ngôi nhà đầu tiên được xây bằng nước của KTS Matyas Gutai

Theo CNN, Matyas Gutai – Kiến trúc sư (KTS) người Hungary đã nghiên cứu ra kỹ thuật xây nhà mới, tạo các bức tường nước, giúp cân bằng nhiệt cho cả công trình, cũng như giảm khí thải carbon.

Sau nhiều năm nghiên cứu “kỹ thuật xây dựng bằng chất lỏng”, cùng với người bạn thời trung học Milan Berenyi, Gutai đã xây thử một ngôi nhà mẫu bằng nước tại quê nhà Kecskemet, thành phố miền trung Hungary.

MatyasGutai290515 1 600x382 Tham quan ngôi nhà đầu tiên được xây bằng nước của KTS Matyas Gutai

Ngôi nhà mẫu xây bằng nước do Gutai thiết kế.

Ngôi nhà được dựng bằng các tấm panô, thép và kính. Nước được bơm vào lớp giữa, giúp cân bằng nhiệt cho cả công trình. Các tấm panô giúp làm nóng hoặc làm mát ngôi nhà. Nước bên trong nó hoạt động như một lò sưởi. Khi lạnh, nước nóng dự trữ trong các bể chứa bên ngoài được bơm vào giữa các tấm panô, giúp làm ấm ngôi nhà. Nhiệt độ phòng cũng có thể điều chỉnh bằng cách sử dụng hệ thống điều khiển tương tự như hệ thống sưởi trung tâm.

Phương pháp này giúp tiết kiệm năng lượng hơn so với một tòa nhà kích thước tương tự, cũng xây bằng kính. Đây là một hệ thống hiệu quả và bền vững, ngôi nhà có thể tự sản xuất năng lượng, không phụ thuộc vào các nhà cung cấp năng lượng và giảm khí thải carbon.

Ngoài ra, các tấm panô cũng được thiết kế đặc biệt, cho phép dòng chảy chậm đi qua, nhưng khóa dòng chảy nhanh. Nếu một tấm panô bị vỡ, nước sẽ được giữ lại ở các tấm khác ngay lập tức. Hiệu ứng này dựa trên nguyên lý thủy động lực học, không cần dùng đến máy tính điện tử hay hệ thống giám sát.

 

Năm 2013, khi đang học kiến trúc tại Đại học Tokyo, Gutai nảy ra ý tưởng xây nhà bằng nước trong một lần đi tắm nước nóng ngoài trời. Lúc đó, mặc dù tuyết đang rơi, nhưng Gutai không cảm thấy lạnh. Đó là lúc KTS này nhận ra tầm quan trọng của nhiệt độ bề mặt nước và tiềm năng sử dụng nó trong xây dựng. Trong quá trình xây xựng, có rất nhiều vấn đề về cấu trúc đặt ra, như nếu nhiệt độ ngoài trời quá lạnh, nước trong khe tường sẽ đóng băng, hoặc chuyện gì xảy ra nếu một tấm panô bị vỡ. Hiện nay, Gutai đang cộng tác với các trường đại học và nhà sản xuất để đảm bảo tính khả thi trong xây dựng công trình. Ngôi nhà xây mẫu của anh hiện chỉ rộng 8 m2.

MatyasGutai290515 2 476x600 Tham quan ngôi nhà đầu tiên được xây bằng nước của KTS Matyas Gutai

MatyasGutai290515 3 600x450 Tham quan ngôi nhà đầu tiên được xây bằng nước của KTS Matyas Gutai

Trong khi đó, ở các quốc gia trên thế giới, người ta mặc nhiên coi việc sử dụng vật liệu tiết kiệm năng lượng để xây dựng toà nhà xanh là một điều bắt buộc. Các chế tài xử phạt cho việc ô nhiễm môi trường và lãng phí năng lượng rất chặt chẽ. Các chuyên gia thậm chí cũng cho rằng không nên coi xanh tiết kiệm năng lượng khác với thông thường. Rob Watson, Chủ tịch Hệ thống Xếp loại Nhà xanh Leed, Vương quốc Anh nói “Chỉ có tốt và tồi. Nếu không xanh, đó không phải là tốt”.

Các nhà sử dụng thì cứ loanh quanh khắc phục nắng nóng, tiếng ồn bằng những phương pháp thủ công, song hết sức tốn kém như dùng quạt phun sương, điều hoà nhiệt độ, lợp mái 2 – 3 lớp mà lại thiếu những thông tin về các dạng vật liệu tiết kiệm năng lượng có khả năng khắc phục được những nhược điểm này. Cho nên, ý tưởng xây dựng ngôi nhà bằng nước đang là một trong những giải pháp tiết kiệm năng lượng cũng như giải pháp trong quá trình BĐKH và trái đất nóng lên.

Vì vậy, theo ý kiến nhiều chuyên gia, việc đề ra một hệ thống các tiêu chuẩn hướng dẫn quy định vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng là một điều cấp bách mà cả xã hội đang đòi hỏi để tạo lập một môi trường sống phát triển bền vững. Để làm được điều này, cần xây dựng một chương trình hay một chiến lược phát triển công nghiệp VLXD tiết kiệm năng lượng, trong đó có hệ thống tiêu chuẩn được bắt đầu từ những vật liệu xây dựng thông dụng như VL cho tường bao che, VL mái cách nhiệt, kính cửa sổ, kính sử dụng ở mặt đứng tòa nhà đảm bảo khả năng điều tiết năng lượng mặt trời, cách nhiệt, cách âm, an toàn và xuyên thấu là việc làm tiên quyết trong xây dựng dân dụng.

Cùng Danh Mục

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>